Đầu xuân viết bài tản mạn về sức mạnh.
Tôi không so sánh về sức mạnh giữa những đối tượng khác nhau,
như: anh A với anh Bê; con dê với con hổ, nước Mỹ với nước Nga, Cuba và Ấn Độ,..cũng không so sánh về sức mạnh của
cùng một đối tượng ở hai thời điểm khác nhau, như: anh A tuổi mười bảy bẻ gẫy sừng
trâu, đến khi bảy mốt nhai trầu chẳng xong...
Tôi muốn so sánh về tầng thứ, cấp độ sức mạnh và từ đó hy vọng tìm được cách phát huy sức mạnh tốt nhất.
Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc
Tôi vào thẳng vấn đề. Sức mạnh của người bình thường thua bọn giặc cướp, có vũ khí và có mục đích xấu – gọi chung là Tặc. Có thể nhìn thấy rõ, lương dân thì sợ giặc cướp và chạy loạn. Như trường hợp giặc cướp kề dao vào cổ chàng thanh niên trẻ khỏe thì "cứng mấy" chàng cũng nhũn ra như bún thôi. Nhìn chung, Tặc tạo ra sự khiếp nhược và chiến thắng bằng cách trực diện nhất: dùng vũ lực.
Cao hơn Tặc là Đạo. Đạo ở đây có thể hiểu theo đúng nghĩa giản dị nhất – là một loại lý tưởng, lòng tin tâm linh, tôn giáo. Nghe những câu chuyện về những người lính cảm tử, những người vì lý tưởng sẵn sàng hi sinh tất cả - kể cả mạng sống,… hay những người đánh bom liều chết với lòng tin sẽ được lên thiên đường của họ… thì chúng ta đã hiểu phần nào về sức mạnh của Đạo. Như ở trên, nếu kẻ cướp kề dao vào cổ chàng thanh niên mà người đó có Đạo, bắt chàng trai đó nói xấu đức tin của mình thì có lẽ chàng trai đó liều chết ngay. Đến đây, ta đã hiểu Đạo mạnh hơn Tặc hay sức mạnh của lòng tin cao hơn vũ lực.
Dân tộc Việt Nam chúng ta đã thắng rất nhiều giặc ngoại xâm và giặc cướp (những kẻ gọi chung là Tặc), nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong vì "Đạo". Đạo ở đây là gì thì các bạn tự suy luận nhé!!!
Hỏa mạnh hơn Đạo, vậy Hỏa là gì? Không đơn thuần với nghĩa là lửa; Hỏa ở đây muốn nói đến sự tức giận, thù hận, căm hờn… thiêu đốt lý trí. Hỏa phát tiết thì Đạo cũng trở thành sức mạnh thứ yếu thôi. Trở lại thí dụ của chàng thanh niên ở trên; nếu Tặc làm anh ấy tức giận, thì dù theo đạo Phật anh ấy cũng có thể sẽ sát sinh mà giết Tặc. Sự giận dữ làm thiêu đốt lý trí và xóa mờ lòng tin của người ta nhanh chóng. Lửa giận có thể thiêu đốt tâm can và khiến người ta hành động như những bó đuốc hay đúng hơn là như những con thiêu thân, đốt cháy chính mình. Dân gian có 1 câu khá gần với trường hợp này: cả giận mất khôn.
Thế nhưng, cấp độ mạnh nhất không phải là Hỏa mà là Thủy. Trong tự nhiên, Thủy thực sự mạnh hơn Hỏa: Thủy vô cùng, vô tận và dập tắt Hỏa nhanh chóng. Cứng như đá thì nước (Thủy) cũng bào mòn được. Nhưng ở đây, Thủy cần được hiểu theo nghĩa là sự yêu thương, bao dung, tha thứ,..
Không phải ngẫu nhiên mà các tôn giáo lớn đều có những điểm chung. Nếu đạo Phật dạy con người ta: Từ, Bi, Hỷ, Xả,.. thì Thiên Chúa dạy con người ta bao dung, tha thứ, yêu thương đồng loại… Sống chan hòa, yêu thương, bao dung, độ lượng với chúng sinh muôn loài, hòa thuận đoàn kết, yêu thương đồng loại mới là cuộc sống an lành, hạnh phúc; là thiên đường mà các tôn giáo đều mong các tín đồ hướng đến.
Chàng trai đang căm phẫn ở trên, nếu có thể tha thứ cho kẻ thù để giúp kẻ cướp hoàn lương, bỏ qua những lỗi lầm cũ để thay đổi làm người tốt, chàng trai ấy bớt một kẻ thù và có thể coi là có thêm một người bạn. Thì thực sự, đó mới là kết quả hoàn mỹ nhất, và sự mềm dẻo, bao dung ấy mới thực sự là sức mạnh lớn nhất.
25 năm sau cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ (1861-1865), mọi thành kiến, thù hận về cuộc nội chiến đã được xóa bỏ trong lòng người dân Mỹ. Không có phe thắng cuộc hay phe bại trận nữa. Đó là kết quả của nhân văn, độ lượng và tha thứ, cảm thông.
Sau Thế Chiến 2, nước Mỹ cũng giúp nước Nhật rất nhiều để xây dựng lên một quốc gia phồn vinh, giàu mạnh như ngày hôm nay. Sức mạnh của tình yêu thương (Thủy) thắng những hận thù (Hỏa) một lần nữa được khẳng định.
“Oán thù nên cởi, không nên buộc" - bao dung tha thứ, lấy ơn báo oán mới là cách để xóa đi thù hận.
Nhìn lại cuộc nội chiến Việt Nam
Có nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh này là cuộc chiến ý thức hệ. Nhưng cứ nhìn theo cách đơn giản nhất, đó có khác gì là cướp đoạt, là hành động của giặc cướp (Tặc) hay không?
Mặc dù có viện trợ về người và của nhiều bao nhiêu chăng nữa thì Bắc Việt vẫn không chắc thắng vì không muốn mang danh là đi “cướp”, là phi nghĩa, bị chính người dân của mình phản đối. Người Cộng sản muốn có chính nghĩa cho cuộc chiến mà họ gây ra, nếu nói là đi cướp thì ai sẽ theo họ? Hành động cưỡng chiếm Miền Nam của họ khác gì của giặc cướp (Tặc) nhưng họ lại rất rất không muốn mang tiếng là phi nghĩa (Tặc). Họ cũng không thể chỉ dựa vào ý thức hệ để mang lý tưởng cộng sản của họ (Đạo) để dẫn dụ người ta hành động theo ý chí của họ. Vì nếu bảo đánh chiếm Miền Nam cho lý tưởng cộng sản, cho thế giới đại đồng.. thì chắc chắn không được nhiều người hưởng ứng. Hòa Bình và Hạnh Phúc mới là điều người dân mong muốn. Vậy những người cộng sản đã làm gì? Họ tuyên truyền rằng người Miền Nam bị Mỹ, Ngụy kìm kẹp, bị áp bức, bị bóc lột, bị tàn sát,… Họ đã khơi lên sự căm phẫn, họ dùng tinh thần dân tộc và tình yêu thương đồng bào mình để kích động “Hỏa” trong mỗi người Miền Bắc, khiến họ hành động như giặc cướp mà lại khoác cho mình cái áo của chính nghĩa..
Các bạn còn băn khoăn sẽ tự hiểu khi trả lời câu hỏi: Nếu cộng sản Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) đưa quân đi “giải phóng” Nam Hàn (Nam Triều Tiên) để “thống nhất đất nước”,.. thì họ sẽ giống giặc cướp (Tặc) hay không?
Con đường cho tương lai
Từ những điều trên, một con đường ôn hòa, mềm mại nhưng kiên quyết, khôn khéo có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho mọi sự thay đổi. Con đường ấy sẽ như một dòng sông uốn khúc vượt qua trở ngại, vượt thác ghềnh,.., hiền hòa, êm dịu,.. và cuối cùng, dòng sông sẽ về với biển - tới đích. Tức là phải kiên quyết và khôn khéo.
Dòng nước hiền hòa nhưng cũng thật mạnh mẽ, khôn ngoan, quyết liệt... Kẻ chặn dòng nước chảy sẽ mau chóng nhận lấy hậu quả khi những khối nước đoàn kết bên nhau. Chúng ta không chủ trương chiến tranh nhưng không lảng tránh chiến tranh. Luôn sẵn sàng chiến tranh để giành lấy và gìn giữ hòa bình.
Cao hơn Tặc là Đạo. Đạo ở đây có thể hiểu theo đúng nghĩa giản dị nhất – là một loại lý tưởng, lòng tin tâm linh, tôn giáo. Nghe những câu chuyện về những người lính cảm tử, những người vì lý tưởng sẵn sàng hi sinh tất cả - kể cả mạng sống,… hay những người đánh bom liều chết với lòng tin sẽ được lên thiên đường của họ… thì chúng ta đã hiểu phần nào về sức mạnh của Đạo. Như ở trên, nếu kẻ cướp kề dao vào cổ chàng thanh niên mà người đó có Đạo, bắt chàng trai đó nói xấu đức tin của mình thì có lẽ chàng trai đó liều chết ngay. Đến đây, ta đã hiểu Đạo mạnh hơn Tặc hay sức mạnh của lòng tin cao hơn vũ lực.
Dân tộc Việt Nam chúng ta đã thắng rất nhiều giặc ngoại xâm và giặc cướp (những kẻ gọi chung là Tặc), nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong vì "Đạo". Đạo ở đây là gì thì các bạn tự suy luận nhé!!!
Hỏa mạnh hơn Đạo, vậy Hỏa là gì? Không đơn thuần với nghĩa là lửa; Hỏa ở đây muốn nói đến sự tức giận, thù hận, căm hờn… thiêu đốt lý trí. Hỏa phát tiết thì Đạo cũng trở thành sức mạnh thứ yếu thôi. Trở lại thí dụ của chàng thanh niên ở trên; nếu Tặc làm anh ấy tức giận, thì dù theo đạo Phật anh ấy cũng có thể sẽ sát sinh mà giết Tặc. Sự giận dữ làm thiêu đốt lý trí và xóa mờ lòng tin của người ta nhanh chóng. Lửa giận có thể thiêu đốt tâm can và khiến người ta hành động như những bó đuốc hay đúng hơn là như những con thiêu thân, đốt cháy chính mình. Dân gian có 1 câu khá gần với trường hợp này: cả giận mất khôn.
Thế nhưng, cấp độ mạnh nhất không phải là Hỏa mà là Thủy. Trong tự nhiên, Thủy thực sự mạnh hơn Hỏa: Thủy vô cùng, vô tận và dập tắt Hỏa nhanh chóng. Cứng như đá thì nước (Thủy) cũng bào mòn được. Nhưng ở đây, Thủy cần được hiểu theo nghĩa là sự yêu thương, bao dung, tha thứ,..
Không phải ngẫu nhiên mà các tôn giáo lớn đều có những điểm chung. Nếu đạo Phật dạy con người ta: Từ, Bi, Hỷ, Xả,.. thì Thiên Chúa dạy con người ta bao dung, tha thứ, yêu thương đồng loại… Sống chan hòa, yêu thương, bao dung, độ lượng với chúng sinh muôn loài, hòa thuận đoàn kết, yêu thương đồng loại mới là cuộc sống an lành, hạnh phúc; là thiên đường mà các tôn giáo đều mong các tín đồ hướng đến.
Chàng trai đang căm phẫn ở trên, nếu có thể tha thứ cho kẻ thù để giúp kẻ cướp hoàn lương, bỏ qua những lỗi lầm cũ để thay đổi làm người tốt, chàng trai ấy bớt một kẻ thù và có thể coi là có thêm một người bạn. Thì thực sự, đó mới là kết quả hoàn mỹ nhất, và sự mềm dẻo, bao dung ấy mới thực sự là sức mạnh lớn nhất.
25 năm sau cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ (1861-1865), mọi thành kiến, thù hận về cuộc nội chiến đã được xóa bỏ trong lòng người dân Mỹ. Không có phe thắng cuộc hay phe bại trận nữa. Đó là kết quả của nhân văn, độ lượng và tha thứ, cảm thông.
Sau Thế Chiến 2, nước Mỹ cũng giúp nước Nhật rất nhiều để xây dựng lên một quốc gia phồn vinh, giàu mạnh như ngày hôm nay. Sức mạnh của tình yêu thương (Thủy) thắng những hận thù (Hỏa) một lần nữa được khẳng định.
“Oán thù nên cởi, không nên buộc" - bao dung tha thứ, lấy ơn báo oán mới là cách để xóa đi thù hận.
Nhìn lại cuộc nội chiến Việt Nam
Có nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh này là cuộc chiến ý thức hệ. Nhưng cứ nhìn theo cách đơn giản nhất, đó có khác gì là cướp đoạt, là hành động của giặc cướp (Tặc) hay không?
Mặc dù có viện trợ về người và của nhiều bao nhiêu chăng nữa thì Bắc Việt vẫn không chắc thắng vì không muốn mang danh là đi “cướp”, là phi nghĩa, bị chính người dân của mình phản đối. Người Cộng sản muốn có chính nghĩa cho cuộc chiến mà họ gây ra, nếu nói là đi cướp thì ai sẽ theo họ? Hành động cưỡng chiếm Miền Nam của họ khác gì của giặc cướp (Tặc) nhưng họ lại rất rất không muốn mang tiếng là phi nghĩa (Tặc). Họ cũng không thể chỉ dựa vào ý thức hệ để mang lý tưởng cộng sản của họ (Đạo) để dẫn dụ người ta hành động theo ý chí của họ. Vì nếu bảo đánh chiếm Miền Nam cho lý tưởng cộng sản, cho thế giới đại đồng.. thì chắc chắn không được nhiều người hưởng ứng. Hòa Bình và Hạnh Phúc mới là điều người dân mong muốn. Vậy những người cộng sản đã làm gì? Họ tuyên truyền rằng người Miền Nam bị Mỹ, Ngụy kìm kẹp, bị áp bức, bị bóc lột, bị tàn sát,… Họ đã khơi lên sự căm phẫn, họ dùng tinh thần dân tộc và tình yêu thương đồng bào mình để kích động “Hỏa” trong mỗi người Miền Bắc, khiến họ hành động như giặc cướp mà lại khoác cho mình cái áo của chính nghĩa..
Các bạn còn băn khoăn sẽ tự hiểu khi trả lời câu hỏi: Nếu cộng sản Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) đưa quân đi “giải phóng” Nam Hàn (Nam Triều Tiên) để “thống nhất đất nước”,.. thì họ sẽ giống giặc cướp (Tặc) hay không?
Con đường cho tương lai
Từ những điều trên, một con đường ôn hòa, mềm mại nhưng kiên quyết, khôn khéo có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho mọi sự thay đổi. Con đường ấy sẽ như một dòng sông uốn khúc vượt qua trở ngại, vượt thác ghềnh,.., hiền hòa, êm dịu,.. và cuối cùng, dòng sông sẽ về với biển - tới đích. Tức là phải kiên quyết và khôn khéo.
Dòng nước hiền hòa nhưng cũng thật mạnh mẽ, khôn ngoan, quyết liệt... Kẻ chặn dòng nước chảy sẽ mau chóng nhận lấy hậu quả khi những khối nước đoàn kết bên nhau. Chúng ta không chủ trương chiến tranh nhưng không lảng tránh chiến tranh. Luôn sẵn sàng chiến tranh để giành lấy và gìn giữ hòa bình.
ConversionConversion EmoticonEmoticon