Mượn lời người xưa: “Cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế.”
Nay, cùng một giải pháp, hợp với tình hình nơi này nhưng không hợp với tình hình xứ khác. Cũng như trồng lúa nước ở đồng bằng mà đem lên rẫy đổi chỗ cho lúa nương thì khó lắm thay.
Trong Nam, nhận thức chung về dân chủ đã cao hơn ngoài Bắc, người dân lại hiền lành, chất phác, yêu mến tự do và có sẵn sự ủng hộ của thế hệ già – thế hệ hoặc đã được sống một thời gian trong dân chủ (người Miền Nam trước 1975) hoặc đã được chứng kiến và có sự so sánh rõ ràng giữa quá khứ và thực tại ở cả 2 miền (người Bắc vào Nam sau 1975). Sự kiềm tỏa về tư tưởng trong gia đình, trong khu phố nhìn chung là không quá căng thẳng. Nói đơn giản hơn, người dân Nam khá hiểu và dễ chấp nhận các thành phần “phản động”.
Ngoài Bắc thì ngược lại, nhận thức về dân chủ đã kém hơn, lại thêm nhiều thói xấu: ỷ lại, cầu toàn,.. chưa kể các ràng buộc về kinh tế, sự chia rẽ vùng miền; những suy nghĩ hủ nho;… thế hệ già thì vừa bảo thủ, vừa nhu nhược, cuồng tín…Sự kiềm tỏa về tư tưởng đến từ khu phố, từ gia đình và nhiều lúc từ chính mỗi cá nhân. Nhìn thái độ của số đông người dân trước một cuộc tuần hành vì cây xanh Hà Nội hay một buổi tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979…thì sẽ thấy hiện trạng dân trí, nhận thức về dân chủ ở mức độ nào. Thờ ơ, lãnh cảm, lảng tránh và giả dối là những gì có thể nhận thấy nhiều nhất ở đất Bắc.
Thế nhưng, để tạo ra sự thay đổi thì đất Bắc có tính quyết định cao hơn. Con rắn đánh dập đầu 1 cái thì vừa dễ hơn lại hiệu quả hơn là đập 10 cái vào đuôi nó.
Vậy nên, ưu tiên cho phát triển ở Bắc quan trọng chẳng kém gì ở Nam. Việc phải làm cũng nhiều hơn, khó khăn hơn rất nhiều.
Khi hiểu rõ vấn đề, người ta sẽ lựa chọn cách thức hành động phù hợp. Việc áp dụng máy móc mô hình, cách thức mà không suy tính tình hình thực tế có thể mang lại kết quả tệ hại và làm mất đi những nguồn lực ít ỏi hiện có. Làm sao để hiệu quả, phù hợp với thực tế mới là điều đáng bàn!. Nếu không làm việc khai dân trí và làm tăng sự tự tin trong xã hội thì thật khó để có thể đưa Bắc theo kịp Nam trong tiến trình dân chủ hóa.
Lộ trình dân chủ: số một vẫn là nâng cao dân trí :) Sau đó muốn bàn việc gì sẽ có người để cùng bàn!
Nay, cùng một giải pháp, hợp với tình hình nơi này nhưng không hợp với tình hình xứ khác. Cũng như trồng lúa nước ở đồng bằng mà đem lên rẫy đổi chỗ cho lúa nương thì khó lắm thay.
Trong Nam, nhận thức chung về dân chủ đã cao hơn ngoài Bắc, người dân lại hiền lành, chất phác, yêu mến tự do và có sẵn sự ủng hộ của thế hệ già – thế hệ hoặc đã được sống một thời gian trong dân chủ (người Miền Nam trước 1975) hoặc đã được chứng kiến và có sự so sánh rõ ràng giữa quá khứ và thực tại ở cả 2 miền (người Bắc vào Nam sau 1975). Sự kiềm tỏa về tư tưởng trong gia đình, trong khu phố nhìn chung là không quá căng thẳng. Nói đơn giản hơn, người dân Nam khá hiểu và dễ chấp nhận các thành phần “phản động”.
Ngoài Bắc thì ngược lại, nhận thức về dân chủ đã kém hơn, lại thêm nhiều thói xấu: ỷ lại, cầu toàn,.. chưa kể các ràng buộc về kinh tế, sự chia rẽ vùng miền; những suy nghĩ hủ nho;… thế hệ già thì vừa bảo thủ, vừa nhu nhược, cuồng tín…Sự kiềm tỏa về tư tưởng đến từ khu phố, từ gia đình và nhiều lúc từ chính mỗi cá nhân. Nhìn thái độ của số đông người dân trước một cuộc tuần hành vì cây xanh Hà Nội hay một buổi tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979…thì sẽ thấy hiện trạng dân trí, nhận thức về dân chủ ở mức độ nào. Thờ ơ, lãnh cảm, lảng tránh và giả dối là những gì có thể nhận thấy nhiều nhất ở đất Bắc.
Thế nhưng, để tạo ra sự thay đổi thì đất Bắc có tính quyết định cao hơn. Con rắn đánh dập đầu 1 cái thì vừa dễ hơn lại hiệu quả hơn là đập 10 cái vào đuôi nó.
Vậy nên, ưu tiên cho phát triển ở Bắc quan trọng chẳng kém gì ở Nam. Việc phải làm cũng nhiều hơn, khó khăn hơn rất nhiều.
Khi hiểu rõ vấn đề, người ta sẽ lựa chọn cách thức hành động phù hợp. Việc áp dụng máy móc mô hình, cách thức mà không suy tính tình hình thực tế có thể mang lại kết quả tệ hại và làm mất đi những nguồn lực ít ỏi hiện có. Làm sao để hiệu quả, phù hợp với thực tế mới là điều đáng bàn!. Nếu không làm việc khai dân trí và làm tăng sự tự tin trong xã hội thì thật khó để có thể đưa Bắc theo kịp Nam trong tiến trình dân chủ hóa.
Lộ trình dân chủ: số một vẫn là nâng cao dân trí :) Sau đó muốn bàn việc gì sẽ có người để cùng bàn!
ConversionConversion EmoticonEmoticon