Link gốc của bài viết: http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/kinh-doanh/tui-tien-quoc-gia-eo-hep-vi-cong-chuc-qua-nhieu-2889042.html
Lời bình: các cụ có câu "buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện" - thực ra tiết kiệm, làm việc hiệu quả thì bao giờ cũng tích lũy được nhiều hơn ;)
Không biết mấy quả đấm thép khi tan chảy ra sẽ còn để lại hậu quả đến bao giờ.
Ôi! Cái kiềng một chân. Làm sao mà vững vàng được đây?
Lời bình: các cụ có câu "buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện" - thực ra tiết kiệm, làm việc hiệu quả thì bao giờ cũng tích lũy được nhiều hơn ;)
Không biết mấy quả đấm thép khi tan chảy ra sẽ còn để lại hậu quả đến bao giờ.
Ôi! Cái kiềng một chân. Làm sao mà vững vàng được đây?
“Tôi là nhân viên của một công ty nhà nước, trước đây nhiều việc hơn hiện tại nhưng một mình tôi làm, còn bây giờ ít việc hơn nhưng tôi phải chia ra cho 4 người ngồi chơi. Làm việc rất không hiệu quả".
Đó là ý kiến của bạn đọc Cuongpeco88, nhân
chuyện Chính phủ muốn nới trần bội chi và Bộ Tài chính muốn giảm
lương công chức. Ý kiến này lập tức nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc
VnExpress.
Cũng về vấn đề tính hiệu quả của công chức nhà nước, bạn đọc Setragroup
đã đưa ra so sánh: “Tổng dân số ở Mỹ hiện tại là 315 triệu người và số
công chức quản lý bộ máy nhà nước là 2,1 triệu người. Ở Việt Nam ta dân
số hiện tại ước chừng 88 triệu người và số công chức quản lý bộ máy nhà
nước là 2,8 triệu người. Xét về dân số thì ta chưa bằng 1/3 dân số Mỹ,
xét về địa lý thì rất nhỏ bé so với Mỹ (1/10). Như vậy ta đang gặp phải
vấn đề lớn về hiệu quả làm việc của nhân sự công chức. Vậy nên cắt giảm
nhân sự và nâng cao tính hiệu quả sẽ lợi rất nhiều cho ngân sách quốc
gia”.
So sánh này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình. Độc giả Tinhvan nhận định: "Túi tiền quốc gia eo hẹp vì số lượng công chức của chúng ta quá đông, quá nhiều".
Bạn đọc Tinh cho biết thêm: “Tôi, một trưởng
phòng, chỉ cần 1 cán bộ giúp việc là có thể giải quyết hết công việc (
với điều kiện họp hành ít thôi). Vậy mà phòng tôi hiện có tới 6 người,
lãng phí nhân lực, tiền của. Nên cắt giảm 50% các cuộc họp hành, thủ
trưởng cơ quan chịu trách nhiệm công việc chính của cơ quan mình mà
không cần thành lập Ban chỉ đạo này, ban chỉ đạo kia, chỉ họp UBND 1
lần/tháng để giải quyết công việc, nên giảm 30 - 50% biên chế hiện có”.
Còn bạn đọc Nguyen Chi Thanh cũng bức
xúc: “Cần xem xét giảm số lượng công chức xuống 1/100 dân, nghĩa là với
90 triệu dân chỉ cần 900.000 công chức là đủ. Như vậy chúng ta sẽ thoải
mái chi tiêu vào đầu tư công và các phúc lợi khác. Số lượng công chức
dôi dư chuyển sang làm thuê cho doanh nghiệp. Đây là bài toán cân đối
điều tiết lao động hiệu quả ”.
Trước sự lãng phí công chức, bạn đọc Vinhandanquenminh góp ý: “Cái gì thừa ta nên bỏ, cái gì cần thì giữ lại. Không để người ngồi chơi ăn lương cao”. Độc giả Tuan Kiet đưa ra kế sách: “Nên
cắt giảm 50% biên chế, tăng lương 30% cho người ở lại. Như vậy vừa đảm
bảo lương công chức được cải thiện, tiết kiệm chi cho ngân sách, vừa
giảm được lãng phí nhân lực”.
Bạn đọc Minhquang là “người nhà nước”, nhưng
cũng cho rằng: “Chúng ta cần tập trung đầu tư cho con người từ cấp xã
-tỉnh, phải tuyển đúng người có chuyên môn, chứ không phải vô cắp cặp
đến rồi về, phải làm thật mạnh và quyết liệt”.
Và độc giả Quốc Long lo lắng: “Nếu không cải
cách lại nhân sự và cắt giảm công chức có lẽ Việt Nam còn mãi ì ạch, và
nợ công ngày càng tăng. Và mỗi tháng chúng ta trả lương cho công chức
một khoản tiền khổng lồ. Tại sao phải tuyển nhiều công chức như vậy, tại
sao không theo cách quản lý thông minh để giảm đi chi phí trả lương,
tại sao phải trả lương cho những người đến chấm công xong rồi ra ngoài
nhậu nhẹt, cà phê...?”.
>> Xem thêm:‘Nhận lương 2,6 tỷ không biết xấu hổ với dân’
Thu Hằng - tổng hợp trên VNE
ConversionConversion EmoticonEmoticon